Hiệu quả từ những thực vật trong nhà Chất_lượng_không_khí_trong_nhà

Cỏ nhện (Lục thảo trổ) có thể hấp thục một số chất gây ô nhiễm trong không khí.

Các loại thực vật trong nhà cùng với nơi mà chúng phát triển có thể làm giảm các thành phần gây ô nhiễm trong nhà, đặc biệt là những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) chẳng hạn như benzen, toluen, xylen. Thực vật hấp thụ cacbon điôxít và sinh ra khí oxy với nước, dù rằng ảnh hưởng về mặt số lượng là thấp. Hầu hết ảnh hưởng có tác dụng quanh nơi phát triển, nhưng kể cả những ảnh hưởng này cũng có những hạn chế đi cùng với loại và số nơi cũng như dòng khí đi qua nơi đó.[24] Ảnh hưởng từ thực vật trong nhà đối với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi đã được nghiên cứu, thực hiện trong một phòng kín bởi NASA dành cho những ứng dụng khả thi trong việc chinh phục không gian.[25] Kết quả cho thấy việc hấp thụ các chất đó cũng gần tương đương với sự thông thoáng mà xảy ra ở nơi sinh sống hiệu quả về năng lượng với tốc độ thông thoáng rất thấp, tỷ lệ khoảng 1/10 mỗi giờ. Do đó, sự rò rỉ không khí ở hầu hết các ngôi nhà hay các tòa nhà không thuộc khu dân cư, thông thường sẽ loại bỏ các chất gây ô nhiễm nhanh hơn là các loại thực vật do các nhà nghiên cứu báo cáo, và thử nghiệm bởi NASA. Những thực vật trong nhà hiệu quả nhất bao gồm lô hội. dây thường xuân, Nephrolepis exaltata với khả năng hấp thụ các hợp chất sinh hóa học.

Thực vật cũng có thể làm giảm vi khuẩn trong không khí, mốc và làm tăng độ ẩm.[26] Tuy nhiên, độ ẩm tăng lên có thể dẫn đến sự gia tăng mốc và kể cả những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.[27]

Khi nồng độ cacbon điôxít ở trong nhà tăng lên tương đương với nồng độ bên ngoài, đó là dấu hiệu duy nhất cho thấy việc thông thoáng không phù hợp để loại bỏ những thứ từ sự trao đổi chất có liên quan đến sự cư ngụ của con người. Thực vật cần cacbon điôxít để phát triển và sẽ tạo ra oxy khi chúng hấp thụ cacbon điôxít. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học & Công nghệ môi trường đã xem xét tốc độ hấp thụ các ketonandehyde bởi Spathiphyllum (Spathiphyllum clevelandii) và trầu bà (Epipremnum aureum). Akira Tani và C.Nicholas Hewitt nhận thấy rằng “Kết quả của sự xông hóa chất dài hạn tiết lộ rằng tổng lượng hấp thụ nhiều gấp 30 – 100 lần so với lượng hóa chất hòa tan trong lá cây, cho thấy rằng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được trao đổi bên trong lá cây và/hoặc được di chuyển qua cuống lá”.[28] Và rất đáng để báo với các nhà nghiên cứu đã niêm kín thực vật trong các túi Teflon. “Không thấy có dấu hiệu giảm các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong túi khi không có thực vật trong đó. Tuy nhiên, khi thực vật được cho vào túi, lượng andehyde và keton đều giảm một cách chậm chạp nhưng liên tục, cho thấy sự hấp thụ bởi thực vật”.[29] Những nghiên cứu được thực hiện trong các túi kín không thật sự mô phỏng được những điều kiện bên trong nhà. Những điều kiện động lực học với sự thông thoáng không khí bên ngoài và những quá trình có liên quan đến các bề mặt trong các tòa nhà và vật dụng bên trong cũng như người sống trong đó cần phải được nghiên cứu.

Trong khi những kết quả khẳng định rằng thực vật trong nhà có thể hiệu quả khi hấp thụ một ít những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ nguồn không khí, thì có một bài viết xem xét lại những nghiên cứu từ năm 1989 đến 2006 thực hiện trên những thực vật trong nhà để làm sạch không khí, tại hội nghị Healthy Buidings 2009 ở Syracuse, NY, kết luận rằng” …Những thực vật trong nhà không có, hoặc chỉ có hạn chế lợi ích trong việc hấp thụ những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ không khí trong những tòa nhà dân dụng và thương mại.” [30]

Vì độ ẩm cao thường đi cùng với sự phát triển của mốc, phản ứng dị ứng, và phản ứng hô hấp, sự hiện diện của độ ẩm tăng thêm từ những thực vật trong nhà có lẽ là không được mong muốn ở tất cả các căn nhà.[31]